Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Vảy Nến Ở Tay
Vẩy nến là do rối loạn biệt hóa lành tính của tế bào thượng bì. Cho đến nay vẫn chưa khẳng định rõ ràng nguyên nhân. Nhưng người ta biết chắc chắn 5 yếu tốsau đây làm nên cơchếsinh bệnh: 
Di truyền: Khoảng 30% bệnh nhân có yếu tố gia đình (cha, mẹ, anh chị em ruột hoặc họ hàng trực hệ); 70% các cặp song sinh cùng mắc. Các nghiên cứu chỉ ra các kháng nguyên HLAW6, B13, B17, DR7 liên quan đến vẩy nến da và khớp. 
Nhiễm khuẩn: vẩy nến ở trẻ em, vẩy nến thể giọt người ta phân lập được liên cầu khuẩn ở tổn thương và điều trị kháng sinh thì bệnh thuyên giảm. 
Stress: Làm bệnh tái phát hoặc đột ngột nặng lên. 
Thuốc: Bệnh vẩy nến xuất hiện sau khi sử dụng một số thuốc: chẹn beta kéo dài, lithium, đặc biệt sau khi sử dụng corticoid. 
Hiện thượng Kobner: thương tổn mọc lên sau các kích thích cơ học (gãi, chà xát) hoặc các kích thích lý hóa (bệnh nặng nhẹ theo mùa). 

Các loại vẩy nến: 
Vẩy nến ởda: Trên da có các mảng đỏranh giới rõ, phía trên có vẩy dầy màu trắng. Khi chạm vào vùng da bịbệnh thì thấy khô, cứng. Khó xác định hơn nếu thương tổn chỉcó ởđầu do tóc che khuất cho nên cần chú ý: nếu thấy ởđầu tựnhiên thấy gầu nhiều và dầy lên so với trước đây. 
Vẩy nến ở móng: Móng dầy hoặc có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt móng. 
Vẩy nến ở khớp: Các khớp bị biến dạng, bệnh nhân khó vận động. 
Vẩy nến thể mủ: Trên da có các mụn mủ khô và nông. 
Vẩy nến thể đỏ da toàn than. 
Bệnh này vào mùa khô thì phát triển mạnh hơn, gây đau đớn cho bệnh nhân khi vùng da nhiễm bệnh bị va chạm hoặc có hiện tượng chảy máu chỗ da bị nứt. (đôi khi nhầm với bị nứt nẻ da, cũng hay gặp ở mùa khô)

    0 nhận xét:

    Đăng nhận xét